Hướng dẫn – Tổng hợp các phím tắt trong Altium Designer

Khi thiết kế mạch điện tử với Altium Designer thì chắc chắn rằng việc sử dụng phím tắt là trở nên cần thiết, và cũng là yếu tố giúp bạn trở thành nhà thiết kế mạch chuyên nghiệp. Tôi xin giới thiệu với các bạn các phím tắt thường được sử dụng khi thiết kế.

1. Thiết kế mạch nguyên lý

+ A – L: Căn chỉnh linh kiện theo hàng dọc

+ A – T: Căn chỉnh linh kiện theo hàng ngang

+ A – H: Căn chỉnh linh kiện cách đều theo hàng ngang

+ A – V: Căn chỉnh linh kiện cách đều theo hàng dọc

+ Ctrl + Click và kéo: Di chuyển cả linh kiện và đường mạch

+ D – B: Lấy linh kiện trong thư viện

+ D – O: Thay đổi thông số bản vẽ

+ P – B: Vẽ đường bus

+ P – N: Đặt tên cho đường dây

+ P – O: Lấy GND

+ P – T: Thêm text

+ P – W: Đi dây linh kiện

+ Space (Shift + Space): Xoay linh kiện

+ Shift + Click và kéo: Copy linh kiện

+ T – N: Đặt tên tự động cho linh kiện

+ T – S: Chọn linh kiện trong mạch in từ mạch nguyên lý

+ T – W: Tạo linh kiện mới

+ TAB: Thay đổi các thông số của mạch

2. Thiết kế mạch in

+ A – A: Đi dây tự động

+ Ctrl + M: Đo kích thước

+ Ctrl + Shift + Lăn chuột: chuyển lớp

+ D – O: Chỉnh thông số của mạch.

+ D – R: Thay đổi các luật cho bản vẽ (kích thước đường dây, lỗ via, khoảng cách các linh kiện,…)

+ D – S – R: Định lại kích thước bo mạch

+ D – T – A: Hiển thị hết tất cả các lớp

+ D – T – S: Hiển thị các lớp tín hiệu (Top – Bottom – Multi)

+ L: Khi đang di chuyển linh kiện lật linh kiện giữa lớp Top và Bottom (Bottom và Top)

+ P – T: Đi dây bằng tay

+ P – V: Lấy lỗ via

+ P – G: phủ đồng

+ P – L: Định kích thước cho mạch (Keep Out Layer)

+ P – R: Vẽ đường mạch theo ý muốn

+ Q (Ctrl + Q): Thay đổi đơn vị (mm <-> mil)

+ Shift + R: Thay đổi các chế độ đi dây (Cắt – Không cho cắt – Đẩy dây)

+ Shift + S: Chỉ cho phép hiện 1 lớp đang chọn (các lớp còn lại được ẩn)

+ Shift + Space: Thay đổi các chế độ đường dây (Tự do – Theo luật – Vuông 90 độ – Cong)

+ TAB: Hiện cửa sổ thay đổi thông tin khi đang thao tác.

+ T – U – A: Xóa tất cả các đường mạch

+ T – E: Bo tròn đường dây chân linh kiện

+ V – B: Xoay bản vẽ 180 độ

+ V – F: Hiển thị toàn bộ bản vẽ
3. Chế Độ 3D MODE (3D VISUALIZATION)
+ Phím tắt Chức năng

+ 0 Xoay board mạch về hướng nhìn gốc

+ 9 Xoay board 90 độ

+ 2 Chuyển sang chế độ 2D khi trong chế độ 3D View

+ 3 Chuyển sang View 3D khi trong chế độ 2D

+ SHIFT Đồng thời nhần Shift và Click chuột phải, di chuyển chuột để xoay boad mạch theo các trục X Y Z

+ V F Điều chỉnh board mạch vừa khít màn hình

+ V B Lật boad mạch

+ Cuộn chuột Kéo lên – Kéo xuống

+ SHIFT + Cuộn chuột Sang trái – Sang phải

+ CTRL + Cuộn chuột Phóng to – Thu nhỏ

+ CTRL + Di chuyển chuột Phóng to – Thu nhỏ

+ CTRL + C Chụp ảnh góc nhìn hiện tại của board mạch 3D vào Clipboard, để lưu thành file ảnh bạn cần sử dụng tool như Paint chẳng hạn.

+ T P Mở cửa sổ Preferences

+ L Mở cửa sổ Configurations – Điều chỉnh các thuộc tính hiển thị

About admin

Nhiều bạn chỉ biết mình là kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, nhưng đồng thời mình cũng là 1 Webmaster điều hành 1 số web và blog... Mình muốn đem những kiến thức mình biết để chia sẻ cho những anh em không biết, chưa biết... Hãy cùng nhau chia sẻ những gì chúng ta có, hãy chia sẻ thoải mái nếu nó không làm bạn nghèo đi nhé!

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến