1/ Type (loại)
MM : (Magnet moving) kim di động theo rãnh đĩa mang theo nam châm di động , chung quanh nam châm này có 2 cuộn dây (left & right ) đặt cố định , nam châm di động sinh ra dòng điện biến thiên
MC : (Moving coil) kim di động mang theo 2 cuộn dây nhỏ xíu di động , chung quanh 2 cuộn dây này là nam châm đặt cố định , cuộn dây di động trong từ trường sinh ra dòng điện
( Ví dụ cây sony XL-15)
2/ Output Voltage :4 mV ( điện thế xuất ra của kim MM thì 2mv- 6mv , MC thì bé xíu :0.1mv-0.4mv)
3/ Frequency Response :10Hz – 30kHz ( khả năng tái tạo tần số)
4/ Tracking Force 1.2 – 2.5g ( Lực tỳ mũi kim lên đĩa)
5/ Mass 5.2g ( trọng lượng cartridge)
6/ Channel Separation :25dB ( độ tách biệt 2 kênh)
7/ Load Impedance: 47k ohms ( Trở kháng của tải)
8/ Output Impedance ( trở kháng của cuộn dây trong đầu kim)
9/ Stylus ND-15G ( tên kim rời để mua thay)
10/Stylus Tip: spherical 0.6mil ( loại hình dạng mũi kim)
11/Cantilever carbon fibre ( vật liệu làm cần kim)
12/ Dynamic Compliance 15 x 10-6cm/Dyne ( tạm dịch độ đàn hồi của cần kim khi rung động )
Cấu trúc kim MM & MC
Cấu trúc kim MC
Cấu trúc kim MM
Có thể phân biệt
Kim – Cartridge được chia ra thành 2 loại chính: MM – Moving Magnet – Nam châm động và MC – Moving Coil – Cuộn dây động.
– Kim MM được cấu tạo với nam châm động được gắn ở đầu cuối của đầu kim – stylus – và cuộn dây cố định trong vỏ kim. Chính vì vậy nó có cuộn dây với tiết diện lớn và số vòng dây nhiều hơn kim MC. Do đó nó sản sinh điện áp tại đầu ra các cuộn dây cao hơn kim MC (từ 2mV tới 5 mV với trở kháng 47.000 ohms). Tuy nhiên, vì nam châm gắn vào cuối đầu kim (stylus) nặng hơn so với cuộn dây trên kim MC nên nó tạo quán tính lớn hơn và làm giảm sự rung động của đầu kim dẫn tới độ nhạy và biên độ dải tần thường sẽ nhỏ hơn kim MC. Loại này bác cứ cắm thẳng vào cổng phono MM trên Pre hoặc amp là chơi thôi.
– Kim MC được cấu tạo với cuộn dây động được gắn ở đầu cuối của stylus và nam châm đặt cố định trong khối vỏ kim. Chính vì nam châm được đặt cố định nên nó lớn hơn so với nam châm trên kim MM. Ưu điểm của MC chính là do trọng lượng của cuộn dây nhỏ nên nó làm tăng độ nhạy và biên độ đáp ứng của dải tần. Tuy nhiên vì lý do giảm nhẹ trọng lượng cuộn dây trên đầu cuối của stylus nên điện áp đầu ra thường thấp (từ 0.1mV tới 0.5mV với trở kháng từ 3 ohms tới 500 ohms). Chính vì thế kim MC cần có bộ khuyếch đại tín hiệu MC hoặc dùng step-up transformer để đạt được tín hiệu có điện áp ra phù hợp với cổng MM trên pre hoặc amp (loại không có MC phono).
– Ngoài ra, có lẽ để phổ thông hoá việc chơi analog (không cần phải có bộ khuyếch đại MC hay step-up transformer) một số hãng đã sản xuất một dạng kim MC đặc biệt gọi là high-output MC được chế tạo để cung cấp một điện áp đầu ra tương tự các kim MM bằng cách sử dụng các cuộn dây lớn hơn, nhiều vòng dây hơn. Nhưng cũng chính vì thế nó nặng hơn nên lại tạo quán tính lớn hơn và làm giảm sự rung động của đầu kim dẫn tới độ nhạy và biên độ dải tần kém hơn so với kim MC thông thường.
Do đặc điểm cấu tạo khác nhau cho nên chất lượng âm thanh cho ra của hai loại kim MM và MC cũng khác nhau. Kim MC luôn có chất lượng âm thanh tốt hơn, biên độ giải tần rộng hơn. Tiếng trầm xuống sâu hơn, âm cao lên được cao hơn, chi tiết tốt hơn. Âm sắc nhạc cụ chính xác hơn và không gian tái tạo cũng tốt hơn. Tương tự như vậy, kim MC high-output có chất lượng âm thanh cũng như biên độ dải tần kém hơn MC low-output.
Có một cách khá đơn giản và hiệu quả để phân biệt giữa kim MM và MC. Dùng một cây sắt nhỏ như tô vít hay cây ghim sách chẳng hạn, loại nhiễm được từ tính nhé bác. Lật mặt sau của kim đưa sát cây tô vít hay cây ghim vào nếu nó hút chặt vào thì 99% đó là kim MC còn nếu nó không hút thì 99,99% là MM rồi.
Với preamp hay amp thông thường chỉ có 1 cổng phono mà không ghi rõ MM hay MC thì đa phần đó là cổng MM phono. Cũng có một số loại pream và amp chỉ có 1 cổng phono nhưng lại cho phép người sử dụng thay đổi giữa MM và MC bằng cách thay đổi điện trở bên trong máy. Tuy nhiên loại này khá hiếm và chỉ dành cho những sản phẩm cao cấp có giá thành cao.
Nguồn: giahuy/vnav