Mẹo Đo Kiểm Tra Và Xác Định Hư Hỏng Của Chip, Ic Hoặc Các Loại Vi Xử Lý

Chào các member . Gần đây tôi nhận được báo cáo từ các trang thống kê về mật độ tìm kiếm rất cao các từ khóa về nội dung cách đo ic, cách xác định ic còn sống hay đã chết, cách kiểm tra ic… Nhưng thật đáng tiếc web site chúng ta chưa có 1 bài viết nào tổng quát về ic và cách đo cả, hôm nay tôi xin bày cho anh em mới tập tễnh chân ướt chân ráo thò chân vào con đường sửa chữa, thí nghiệm các mạch điện tử.

Đây là kinh nghiệm của tôi nó không giống bất cứ loại sách vở hay tài liệu trên mạng nào cả, tôi chỉ giải thích cho các bạn một cách đơn giản dễ hiểu nhất thôi, chứ thật sự ai cũng biết điện tử là 1 môn, 1 nghề rất khó cần sự tư duy cao độ và kiên trì … Nếu tôi chém cho các bạn không hiểu nổi nó là cái gì nữa thì tôi không biết mình post bài này làm gì nữa? Mong anh em nhẹ tay nếu biết rồi thì thôi đừng có gạch đá nha.

1, Tổng quát về ic, chip vi xử lý.

Ic là 1 tổ hợp một mạch điện bao gồm các linh kiện điện tử tích hợp lại với 1 hình dáng nhỏ gọn nhất tùy theo mục đích ứng dụng chức năng của nó.

Một số loại ic còn tích hợp bộ nhớ trong để cho chúng ta lập trình đưa dữ liệu vào cho nó làm việc gọi là chip vi xử lý.

* Nói túm lại có rất nhiều ic khác nhau: ic nguồn, ic nhớ, ic công suất âm thanh, ic số, ic so sánh… các bạn chỉ cần biết thế thôi vào mục đích chính luôn nha, có những ic gì anh em tự tìm hiểu sau.

2, Cách đo và xác định ic còn sống hay đã chết.

a, Xác định bằng đồng hồ đa năng: cách này chỉ áp dụng cho ic ít chân thôi khoảng 8 chân đổ lại và phải có 1 con ic khác còn sống nữa (không nên dùng cho ic nguồn):

Bước 1: Nhổ ic đó ra .

Bước 2: Lấy đồng hồ đặt thang x1 đo 2 chân nguồn âm và nguồn dương xem có chạm chập không? đo thử với ic còn sống xem có giống nhau không, nếu giống nhau hay lệch 1 > 2 ôm thì ko vấn đề lắm, lớn hơn thì có vấn đề rồi, sau đó tiếp tục đo với các chân còn lại xem có giống nhau không, nếu giống nhau 90% thì ic đó còn sống (lưu ý trong khi đo nếu có cặp chân nào của ic = 0 ôm thì 100% là ic đó đã chết đóng luôn con đang làm mẫu vào mạch là xong).

Nói chung cách này ít xài vì mất thời gian lắm và không phải lúc nào cũng dùng được vì đâu phải lúc nào ta cũng có ic làm mẫu đúng ko???

b, Cách xác định bằng cô lập: Ví dụ trong một mạch nguồn, mạch âm thanh bạn đã đo hết các linh kiện có thể đo được (trở, tụ, sò, nhái…) mà tất cả còn tốt thì chắc chắn con ic nằm trềnh ềnh đó toi rồi mua con khác đóng vào là xong.

c, Cách đo xác định ic bằng phương pháp bo test: Chả là thế này bây giờ ta tiến hành khử 1 con âm ly 8 sò bị méo tiếng hoặc loạt xoạt, ic 4558 chết là chắc rồi nhưng chết con nào mới là vấn đề, nhổ từng con ra thay đến khi nào hết bệnh thì toi đời, mất công mất của quá . Tôi làm như sau:

Bước 1: ta phải cô lập nó bị méo tiếng hay loạt xoạt là do board nào, ví dụ khu vực music bị méo tiếng mic vẫn hát bình thường thì ta khử đẹp khu vực music ngay và ngược lại, nếu cả hai khu vực này đều méo tiếng hay loạt xoạt thì ta khử phần master volume, một số con âm ly khu master có vùng cần gạt equailazer thì nó hay bị ở đây.

Bước 2: nhổ từng con 4558 ra 1 rồi cắm vào bo test (một mạch điện khuyêch đại âm thanh đơn giản mà chỉ có 1 con 4558 trên đó, ta tháo ic đó ra đóng 1 con chân đế 8 chân vào là tha hồ test rồi, tôi thì vật 1 con loa vi tính 2.1 ra bên trong phần mạch siêu trầm có 1 con 4558 đóng luôn chân đế 8 cẳng vào đó tha hồ test) cứ lần lượt nhổ ra rồi cắm vào mạch test con nào sống, con nào chết biết ngay ấy mà (Chả nhẽ loa ta nghe đang ngon sau khi cắm con 4558 đó vào thì nghe như kiểu mèo con kêu lại ko biết là nó chết thì bó chân luôn).

Tương tự ta có thể làm bo test cho các loại ic khác với 1 mạch tương đương là ok. Cách này đơn giản dễ làm và tiết kiệm cho các bạn mới vào nghề, mà nó lại cực kỳ nhanh gọn , chắc chắn đúng bệnh chứ vô phúc mua phải con ic mới đã chết thì đúng là các thánh cứ mò tới sáng mai cũng chả ra bệnh gì đâu.

d, cách xác định bệnh bằng phương pháp nhìn và nhận biết: đối với những loại ic số, ic nháy led,.. những loại ic này thường có chân cẳng hoạt động độc lập chứ không cần cái gì gắn vào các cảng ra của nó cả. Ví dụ con ic AN6884 có 5 cổng ra nhưng cổng số 4 không sáng mà led không sao thì chắc chắn nó chết rồi đo đạc gì nữa. Hoặc như con 89s52 có 32 cảng ra cảng số 1.2 cứ sáng mãi không tắt hay tắt mãi không sáng mà trước nó không hề như vậy thì nó cũng chết rồi, để khỏi áy náy than khóc ta bê nó ra ấn vào mạch nạp 8051 phần mềm trên máy tính nó báo lỗi đỏ lòm là biết ngay ấy mà (không phải ai cũng có mạch nạp nên đọc kỹ bên trên chắc chắn chết rồi đừng áy náy nữa nha).

e, Cách xác định bệnh bằng phương pháp khoanh vùng bị thương: 1 mạch nguồn nổ tung tóe (ic chưa nổ nha, nổ rồi thì khỏi đo) bạn đo đạc xem nó nổ đến đâu nếu đi ốt nắn trong mạch không chết mà cầu chì vẫn nổ, các linh kiện khác sống nguyên thì chắc chắn ic đó chết rồi (đây là bị dò hay chết chập ic) . Cũng ngược lại, cầu chì không đứt, link kiện trong mạch không sao mà mạch vẫn không chạy thì ic cũng bị chết rồi (trường hợp này là ic bị lỗi hay chết đứt nên không gây chập mạch nên cầu chì không đứt).

f, Cách xác định bệnh nhân do sụt áp: Gỉa sử ta biết rõ nguồn điện đến chân ic đó ví dụ là 12 vôn chả hạn nhưng giờ ta đo chỉ còn 6 vôn thôi, sờ ic rất nóng thì chắc chắn nó chết rồi, lôi cổ nó ra mà nguồn dâng đủ 12 vôn luôn thì đập vỡ mặt con ic đó đi vì chính nó đang hành hạ mạch điện của bạn. Có trường hợp sụt áp còn 1 vôn thôi ấy thì những trường hợp này nó ít nóng ic lắm, gần như không nóng mà lại nóng những con trở dẫn điện nuôi nó thì ta cũng xách cổ nó ra . Và 1 cái quan trọng là đối với bọn nay ta lấy đồng hồ đo thì điện trở nó thấp lắm gần như chập hẳn rồi.

Xin lỗi tôi chỉ có thể hướng dẫn các bạn đến đây thôi còn cách xác định sự sống ic đắt tiền như CPU, ic tổng, ic vi tính tivi, máy vi tính… như thế nào thỉ để cho thầy các bạn giảng nhé . Chứ tôi bày cho các bạn thì chả khác gì cõng rắn cắn gà nhà ^^ .

Đối với loa vi tính tôi sẽ ra bài mới hướng dẫn sửa nâng cao và cách kiểm tra tất cả các đường hồi, đường mồi, đường nguồn… của các ic trong loa chi tiết cho các bạn, chờ đọc nhé!

About admin

Nhiều bạn chỉ biết mình là kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, nhưng đồng thời mình cũng là 1 Webmaster điều hành 1 số web và blog... Mình muốn đem những kiến thức mình biết để chia sẻ cho những anh em không biết, chưa biết... Hãy cùng nhau chia sẻ những gì chúng ta có, hãy chia sẻ thoải mái nếu nó không làm bạn nghèo đi nhé!

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến