Cách thay thế transistor tương đương

      No Comments on Cách thay thế transistor tương đương

Phần lớn các transistor có thể được thay thế bằng transistor tương đương trong trường hợp không có linh kiện transistor đúng như nguyên gốc.

Một số trường hợp đặc biệt hãy sử dụng các transistor đúng nguyên gốc trong bộ điều hưởng(tuner) TV, bộ điều khiển, các tầng RF. Các transistor có bán ở hầu hết các cơ sở bán sỉ hay đặt hàng qua bưu điện.

Sau khi xác định được transistor bị hỏng, transistor đó cần phải được tháo ra và thay thế. Hầu hết các transistor trong các thiết bị có thể được thay thế bởi các linh kiện thay thế đa dụng nếu không có được linh kiện thay thế đúng nguyên gốc.

Ví dụ: transistor 2SC374 có thể được thay thế bởi transistor tương đương RCA SK3124A hay ECG289A. Transistor âm tần (2N3904) có thể được thay thế bởi transistor tương đương RCA SK3854 (ECG123AP.)

Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu cơ sở thông số kỹ thuật giúp tìm đúng loại và thay thế transistor tương đương bằng cách tra datasheet của chúng và so sánh với linh kiện cần thay thế tương đương như sau:

1. Phải tìm hiểu các thông số cơ bản của transitor:

Ví dụ datasheet 2N3904

Ví dụ datasheet SK3854 (trang 1)

Ví dụ datasheet SK3854 (trang 2)

Ic max (A): Dòng điện cực đại là dòng điện giới hạn của transistor, vượt qua dòng giới hạn này Transistor sẽ bị hỏng.

Ucbo max (V): trị số điện áp nghịch giữa cực C và cực B, quá điện áp này transistor dẫn dòng rỉ nghịch từ C qua B

Uceo max(V): Điện áp cực đại là điện áp giới hạn đặt vào cực CE, vượt qua điện áp giới hạn này Transistor sẽ bị đánh thủng.

fT (Mhz): Tấn số cắt là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch đại của giảm .

hfe: Hệ số khuyếch đại là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IBE

Pc max (W): Công xuất cực đại khi hoat động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE . ICE nếu công xuất này vượt quá công xuất cực đại thì Transistor sẽ bị nóng hỏng.

Khả năng ghép đôi: Khả năng ghép đôi với transistor khác để tạo các mạch khuếch đại visai..

Kiểu đóng vỏ và Thứ tự chân: BCE; EBC… nếu thứ tự chân khác nhau ta có thể bẻ chân hoặc bặt chéo, đảo ngược cho đúng khi hàn vào mạch (Lưu ý: Một số transistor nhái của Tàu thường có thứ tự khác, các bạn nên kiểm tra trước)

2. Cách thay transistor tương đương

Đối với transistor chỉ đóng vai trò làm khóa (chuyển mạch, hay là chỉ chạy ở chế độ bật tắt) mà không cần đòi hỏi quá cao về dòng hoặc áp, hoăc cao tần… thì chỉ cần chọn bừa transistor cùng loại thuận hoặc ngược và xoay người nó lại theo đúng vị trí chân là được là được.

Đối với transistor công suất thì phải chọn loại có công suất bằng hoặc cao hơn. Trường hợp nếu nó bắt cặp với một hoặc nhiều transistor khác thì bạn phải chọn cặp khác tương đương hoặc công suất lớn hơn để thay.

Ví dụ trong mạch âm thanh:

Đối với transistor trong các âm ly: thì phải chọn các cặp tương ứng có đặc tính khuyếch đại gần giống nhau nhất sẽ giảm được độ méo điện áp chênh ở đầu ra loa (nên dùng đồng hồ có đo gain của trans).

Tầng VAS thường VNese hay dùng C2383/A1013, đôi này không tốt lắm nên chọn đôi nào tần số cao và gain lớn sẽ hay hơn như C2229/A949 là một phương án tốt; còn C2073 thay bằng C 4793/ c5171.

Tầng preDrive A1011 thì cũng tạm được nhưng nếu có A1837 hoặc A1930 thì ngon hơn nhiều. Nhưng nhớ phải là hàng Nhật.

Tầng Công suất output đôi B688/D718 là đôi công suất có chất âm tệ, bạn thay bằng C5200/A1943 hay đôi gì đó, âm thanh sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Nguồn sưu tầm internet

About admin

Nhiều bạn chỉ biết mình là kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, nhưng đồng thời mình cũng là 1 Webmaster điều hành 1 số web và blog... Mình muốn đem những kiến thức mình biết để chia sẻ cho những anh em không biết, chưa biết... Hãy cùng nhau chia sẻ những gì chúng ta có, hãy chia sẻ thoải mái nếu nó không làm bạn nghèo đi nhé!

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến