Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa

Bạn đang gặp các vấn đề như nguồn không lên, không có đèn báo, hoặc đèn nguồn báo nhấp nhay hay thay đổi màu bất thường thì đó thường là lỗi nguồn. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn các nguyên nhân lỗi, vị trí lỗi và cách khắc phục lỗi của ác bệnh thường gặp của khối nguồn xung.

Bệnh 1 : Không có đèn báo nguồn, không có điện áp ra.

Hiện tượng: Bật công tắc không có đèn báo nguồn

Nguyên nhân : hiện tượng trên là do một trong 2 nguyên nhân sau :

Chập đèn Mosfet hoặc IC công suất, nổ cầu chì, mất nguồn 300V
Còn 300V trên tụ lọc nguồn chính, mất dao động, đèn công suất không hoạt động .

Kiểm tra :

Quan sát:

Bạn để ý cầu chì ? nếu cầu chì nổ cháy đen là biểu hiện của chập đèn công suất ( hoặc IC công suất )
Nếu cầu chì không đứt là biểu hiện công suất không bị chập, nguồn bị mất dao động.

Đo kiểm tra trở kháng :

Chú ý trước khi đo cần thoát điện trên tụ để đề phòng điện áp dư làm hỏng đồng hồ, bạn dùng mỏ hàn để thoát điện, không được chập trực tiếp.
Chuyển đồng hồ về thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo chiều que đo hai lần và xem kết quả.

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Phép đo cho thấy trở kháng bình thường

Nếu đo thấy trở kháng bình thường.

Đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo que đo hai chiều, nếu kết quả một chiều đo kim không lên, một chiều đo kim lên như ở trên là trở kháng bình thường .

=> Trở kháng bình thường ( nghĩa là đèn công suất sẽ không hỏng )

=> Nếu đèn công suất không hỏng thì do một trong các nguyên nhân sau :

– Điện trở mồi đứt

– Đi ốt zener gim ở chân Vcc ( nếu có ) bị chập

– Lỏng chân IC dao động

– Hỏng IC dao động .

Nếu đo thấy trở kháng bị chập .

+ Đó là trường hợp bạn đo vào hai đầu tụ lọc nguồn thấy cả hai chiều đo kim lên = 0Ω .

+> Trở kháng chập là do chập Mosfet hoặc IC công suất

=> Với trường hợp này thường kéo theo nổ cầu chì và hỏng cầu Diode chỉnh lưu đầu vào, hỏng các điện trở xung quanh đèn Mosfet

Các bước sửa chữa

a) Nguồn dùng IC dao động & Mosfet bạn sửa chữa như sau

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Trường hợp: Đèn công suất không bị chập, nguồn bị mất dao động .

Tạm thời tháo đèn Mosfet ra ngoài

Cấp nguồn và kiểm tra các chế độ điện áp sau :

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Đo trên tụ lọc xem có 300VDC chưa ?

=> Nếu chưa có thì cần xem lại cầu chì, cầu Diode và điện trở sứ hạn dòng

Đo chân Vcc cho IC dao động xem có 12V không ?

=> Nếu không có thì cần xem lại điện trở mồi hoặc mạch cấp nguồn cho chân Vcc, nếu mạch tốt thì thay IC dao động .

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Nếu đã có Vcc12V ở chân 7 thì đo tại chân G xem có dao động không ?

=> Nếu đo thấy khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như hình dưới => là nguồn đã có dao động ra .

Nếu không thấy dao động ra như trên thì bạn thay IC dao động.
Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào
Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu còn tích điện trên tụ thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân
=> Nếu đã có dao động mà lắp Mosfet nguồn vẫn không chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập không ? đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra .

Trường hợp : Nguồn bị chập công suất, nổ cầu chì .

Nguyên nhân hư hỏmg là do :

– Do lỏng chân đèn công suất

– Do chập phụ tải

=> Khi nguồn chập công suất thường kéo theo > Nổ cầu chì, chập các Diode chỉnh lưu, hỏng IC dao động, đứt các điện trở xung quanh Mosfet , vì vậy bạn cần thực hiện theo các bước sau :

Tháo Mosfet ra khỏi nguồn

Thay cầu chì, thay các Diode, R sứ nếu thấy hỏng .

Cấp nguồn và kiểm tra xem có 300VDC trên tụ lọc nguồn chính chưa ? sau đó nhớ thoát điện tích trên tụ .

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Kiểm tra và thay các điện trở xung quanh Mosfet như R4, R5, R6 nếu hỏng .
Thay IC dao động mới KA3842
Đo tại chân G xem có dao động ra chưa ?

Nếu đo chân G thấy có khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như trên là IC đã dao động .

Nếu không có dao động ra thì bạn cần kiểm tra lại chân Vcc (7) xem có 12V không ?
Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào

Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu còn tích điện trên tụ thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân

=> Nếu đã có dao động mà lắp Mosfet nguồn vẫn không chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập không ? đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra.

b ) Các bước sửa chữa với nguồn sử dụng IC công suất

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Trường hợp : IC nguồn không chập nhưng nguồn không dao động,

không có điện áp ra

Nguyên nhân hư hỏng :

Trong các trường hợp còn điện áp 300VDC đầu vào nhưng không có điện áp ra thì thông thường IC công suất không hỏng, nguyên nhân thường do mất nguồn Vcc vào chân cấp nguồn 12V cho mạch dao động, chân này cần có điện áp từ 12V đến 15V .
Hỏng IC so quang làm mất điện áp chân số (4) => mất điện áp ra

Một số ít trường hợp do hỏng IC .

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Kiểm tra & sửa chữa :

Kiểm tra điện áp chân Vcc (3) của IC công suất, nếu điện áp chân này < 12V thì bạn cần kiểm tra R mồi (R1) và đặc biệt lưu ý Diode Zener đấu từ chân (3) xuống mass rất hay bị dò . Nếu chân Vcc có đủ điện áp thì bạn hãy thay thử IC so quang . Vẫn không có kết quả thì bạn cần thay IC công suất mới . Lưu ý : Với các máy sử dụng IC công suất nguồn như Samsung Vina, LG , bạn lưu ý trường hợp hỏng cao áp cũng làm cho nguồn mất dao động do các máy này sử dụng chân hồi tiếp (5) để bảo vệ nguồn , vì vậy khi không tìm thấy hư hỏng bên sơ cấp thì bạn cần kiểm tra cao áp. Trường hợp : Chập IC công suất nguồn, nổ cầu chì . Nguyên nhân hư hỏng – Do mất hồi tiếp so quang – Do chập phụ tải – Do điện áp đầu vào quá cao Các bước sửa chữa : Tháo IC bị chập ra ngoài Kiểm tra và thay thế cầu chì, cầu Diode, điện trở sứ nếu hỏng sau đó cấp điện và kiểm tra điện áp 300VDC Kiểm tra kỹ các linh kiện của mạch hồi tiếp so quang ( nếu có ) Kiểm tra kỹ các phụ tải ra của nguồn xem có phụ tải nào bị chập không ? Lắp IC mới vào nguồn . Cấp điện , bật công tắc sau 3 giây rồi tắt ngay, quan sát đèn báo nguồn . => Nếu có đền báo nguồn là biểu hiện nguồn đã hoạt động

=> Nếu không có đèn báo thì cần kiểm tra lại toàn bộ xem còn linh
kiện nào hư hỏng mà chưa phát hiện ra .

=> Nếu lại hỏng IC và nổ cầu chì thì bạn cần thay toàn bộ các linh
kiện của mạch hồi tiếp so quang .

Bệnh 2 : Điện áp ra thấp và tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Nguyên nhân :

Nguồn bị chập phụ tải thông thường hay bị chập đường B1 cấp cho cao áp ( do chập sò công suất dòng ) .

Hỏng mạch hồi tiếp so quang

Phân tích :

Khi nguồn đã có điện áp ra là chứng tỏ

+ Đã có nguồn 300V DC vào

+ IC dao động đã hoạt động

+ Đèn công suất vẫn tốt

Điện áp ra thấp là biểu hiện của chập phụ tải hoặc hồi tiếp so quang đưa về quá mạnh hoặc quá yếu dẫn đến điện áp ra bị tự kích ( có – mất – có – mất : gọi là tự kích)

Kiểm tra & sửa chữa :

Với phân tích trên bạn nên kiểm tra kỹ các phụ tải :

– Kiểm tra đường B1 xem có chập không ?

– Kiểm tra sò công suất dòng xem có chập không ?

– Kiểm tra các đường tải ra khác của nguồn

( Kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω que đỏ vào mass máy, que đen vào cực dương tụ lọc đầu ra => nếu trở kháng cao là bình thường, trở kháng thấp ( vài chục Ω trở xuống là bị chập )

Lưu ý : có một đường điện áp cấp cho sợi đốt có trở kháng rất thấp, bạn có thể tạm tháo vỉ đuôi đèn ra khi kiểm tra .

Nếu không phát hiện thấy chập phụ tải => thì nguyên nhân là do mạch hồi tiếp so quang có vấn đề .

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

IC so quang 4 chân IC so quang 6 chân

Bạn cần thay thử IC so quang và IC tạo áp dò sai KA431 nếu như sau khi kiểm tra các phụ tải không thấy bị chập .

Nếu kiểm tra thấy chập sò dòng thì bạn cần kiểm tra cuộn cao áp :

Kiểm tra cao áp :

Để thang 1KΩ hoặc 10KΩ đo giữa dây HV ( đo từ núm cao áp) với Mass máy thì trở kháng phải bằng vô cùng ( kim không lên)

– Nếu kim đồng hồ lên một chút là cao áp bị dò tụ ABL bên trong cáo áp

– Nếu kim đồng hồ lên = 0Ω là chập tụ ABL trong cao áp

>> Cả hai trường hợp hư hỏng trên đều có thể sửa được cao áp, bạn phải tháo cuộn cao áp mang đến hiệu chuyên sửa cao áp để thay tụ ABL .

Lưu ý : Biến áp xung của bộ nguồn không bao giờ hỏng ( trừ các trường hợp đặc biệt như nước vào )

Các bệnh thường gặp của nguồn xung bạn có thể tự sửa - Mạch điện tử

Biến áp xung trong bộ nguồn

Vì vậy trong các trường hợp tìm chưa ra bệnh bạn đừng nghi ngờ
hỏng biến áp xung, vì điều đó chỉ làm cho bạn mất thời gian .

About admin

Nhiều bạn chỉ biết mình là kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, nhưng đồng thời mình cũng là 1 Webmaster điều hành 1 số web và blog... Mình muốn đem những kiến thức mình biết để chia sẻ cho những anh em không biết, chưa biết... Hãy cùng nhau chia sẻ những gì chúng ta có, hãy chia sẻ thoải mái nếu nó không làm bạn nghèo đi nhé!

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến